Tên bài tích hợp | Liên môn | Nội dung kiến thức liên môn trong các bài | Địa chỉ tích hợp liên môn |
Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ | Địa lý 9 | Bài: Vùng Bắc Trung Bộ | Học sinh biết được Huyện Can Lộc và khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. |
Bài 29: Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước | Lịch sử 9 | Bài: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Bài: Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965-1973) | Hiểu được cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ và tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân cả nước, đặc biệt nhân dân miền Bắc đấu tranh chống chiến tranh phá hoại của Mĩ |
Tiết 47: Lịch sử địa phương Hà Tĩnh | Lịch sử 9 | Bài: Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và phá hoại của nhân dân Hà Tĩnh | Học sinh biết được công việc của các nữ TNXP trên tuyến đường Trường Sơn. Hình ảnh chứng tích được trình bày ở Bảo tàng mười cô gái. Chân dung của mười cô. |
Văn bản: Những ngôi sao xa xôi | Ngữ văn 9 | Những ngôi sao xa xôi | Họ là những cô gái tình nguyện vào cái nơi mà sự mất, còn chỉ diễn ra trong gang tấc, nhưng sẳn sàng hi sinh vì quê hương, đất nước. Lê Minh Khê, một nhà văn từng là thanh niên xung phong lại thành công với tác phẩm Những ngôi sao xa xôi -Tác phẩm kể về cuộc sống, công việc và phẩm chất của những cô thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn. |
Âm nhạc | Âm nhạc | Bài hát: Cô gái mở đường Bài hát: Người con gái sông La | Hình thành ở học sinh tình yêu âm nhạc yêu quê hương, đất nước, biết ơn và quý trọng những người đã ngã xuống cho cuộc sống tươi đẹp của chúng ta hôm nay. Viết về người nữ thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc: Nữ anh hùng La Thị Tám |
Bài: Lý tưởng sống của thanh niên | Giáo dục công dân 8 | Bài: Lý tưởng sống của thanh niên | Tự hào về truyền thống dân tộc. Biết ơn công lao to lớn của thế hệ cha anh để có ngày hôm nay. Từ đó có ý thức rèn luyện, học tập để trở thành những con người có ích cho xã hội như lời “ thỉnh cầu” của các chị. Biết sống có cội nguồn |
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV chiếu chân dung nhà thơ Vương Trọng ? Nêu một số hiểu biết của em về nhà thơ Vương Trọng ? ? Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Tích hợp môn Địa lí: Chiếu hình ảnh Huyện Can Lộc và khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Tích hợp môn Lịch sử: GV chiếu một số hình ảnh tư liệu về công việc của các nữ TNXP trên tuyến đường Trường Sơn. - Chiếu hình ảnh chứng tích được trình bày ở Bảo tàng mười cô gái. - Chiếu chân dung của mười cô. ? Em hãy liệt kê tên của mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc ? GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ : Lời trò chuyện của nhân vật trữ tình : giọng điệu nhẹ nhàng, thiết tha mà rắn rỏi, trang trọng, không trầm buồn. HS nghe Gv hướng dẫn - > HS đọc - > HS nhận xét -> GV nhận xét cách đọc. GV cho HS đọc phần chú thích SGK. ? Bài thơ gồm có mấy phần ? Nêu nội dung chính của mỗi phần ? ? Nhan đề bài thơ có ý nghĩa gì? GV: Lời trò chuyện của các cô đã hướng vào từng loại đối tượng bởi khách đến viếng nghĩa trang đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi tất cả đều thành tâm.Sự hi sinh cùng một lúc mười cô gái trẻ làm mọi người vô cùng thương tiếc, nên lúc nào trên mười ngôi mộ cũng có thật nhiều hương khói. GV chiếu hình ảnh các đoàn khách đến thắp hương ở nghĩa trang Đồng Lộc mỗi ngày. ? Vậy đây là lời của ai nói với ai? ? Lời trò chuyện đầu tiên của các cô gái là gì ? GV cho HS phân tích. ? Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng ở đây? Có ý nghĩa gì? Gv: Thật cao cả biết bao, lời thỉnh cầu cho một sự công bằng( Lòng tưởng nhớ xin ...như nắng trên đồi). Câu thơ chan hòa ánh nắng ngân lên như lời một câu hát, át đi cái không khí và tâm trạng bi thương dễ có ở nơi này. ? Em có nhận xét gì về lời thơ trong khổ thơ này? Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ở đây? ? Các chị muốn nhắn gửi tới các em điều gì ? Tích hợp GDCD: Là 1 hs em đã có những việc làm nào đáp lại lời thỉnh cầu của các chị chưa? GV cho hs thảo luận 2 phút. ( tham gia lao động ở nghĩa trang liệt sĩ ở xã nhà, tham gia dọn dẹp ở đền thờ Trương Quốc Dụng…) GV chiếu các hình ảnh minh họa các hoạt động mà các em đã làm được. ? Nói với lứa tuổi này các cô nói như thế nào ? ? Em hiểu như thế nào về câu thơ: “Thương chúng tôi....được mùa hơn”? Cao đẹp thay, người đã hi sinh lại an ủi, khuyên người đang sống, xin đừng bi luỵ Tích hợp GDCD: ? Thế hệ trẻ hôm nay đã sống xứng đáng với công lao của các chị chưa? ( Tuổi trẻ hôm nay năng động sáng tạo, hăng say sản xuất, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn) GV chiếu một số hình ảnh thanh niên làm giàu trên chính quê hương Hà Tĩnh. ? Thời chiến tranh được các cô gợi về ở đây như thế nào ? ? Em thử hình dung hình ảnh các cô gái trước lúc hi sinh? Gv cho HS phân tích đoạn cuối. ? Các cô thỉnh cầu cho riêng mình điều gì? ? Chi tiết nào gợi cho em xúc động và thương cảm nhất ? Vì sao? HS trình bày theo cảm nhận của mình. GV: Đây là hình tượng sáng tạo thật là độc đáo. Sự thông minh nghệ sĩ của nhà thơ đã nói đúng ý nguyện chung cho tất cả vì đó là một "ý muốn bình thường, dung dị và dễ thương"( Mĩ Châu). Bồ kết, một loại cây quả của làng mạc đồng quê, chứ không phải là một thứ cây, hoa quí hiếm- cao sang nào khác. Đơn giản vậy thôi. Bởi lẽ, "Tất cả chưa chồng và chưa ngỏ lời yêu", các cô tuổi thanh xuân phơi phới yêu đời, yêu cái đẹp, yêu cái thanh sạch, thích làm dyên con gái, chăm sóc mái tóc mình cho óng mượt, suôn sẻ, thơm tho.Người nước ngoài đọc thơ chắc sễ hiểu những người nữ anh hùng, những người con gái Việt Nam còn yêu cái đẹp cho đến "cả khi chết đi rồi"! ? Bài thơ có gì đặc sắc về mặt nghệ thuật? ? Tất cả những lời thỉnh cầu ấy thực chất là thỉnh cầu cho ai ? Cho người đang sống -> Mọi chính sách, chế độ đối với người đã hi sinh đều thuộc về chúng ta. Bởi vậy, chúng ta cần phải làm gì? ? Liên hệ: Em hãy nêu một số việc làm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đền đáp công ơn đối với các anh hùng, liệt sĩ, người có công với cách mạng? HS thảo luận và liệt kê. ? Tại sao tác giả không trình bày trực tiếp ý tưởng, tình cảm của mình? ? Em hãy nêu nội dung bài thơ? Tích hợp Mĩ thuật: Hãy chon một hình ảnh thơ mà em yêu thích và phác họa thành một bức tranh. Thuyết minh về bức tranh đó. | I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Vương Trọng sinh năm 1943, quê ở huyện Đô Lương- tỉnh Nghệ An. - Trong những năm chiến tranh thơ ông viết nhiều về người lính. Sau chiến tranh thơ ông mở rộng ra nhiều đề tài khác với một bút lực dồi dào, sắc sảo, thông minh và đặc biệt thành công ở mảng thơ thế sự. - Thơ Vương Trọng có cấu trúc chặt chẽ, vần điệu chỉn chu và lời thơ tự nhiên, bình dị. - Hiện nay công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội. 2. Tác phẩm. - Bài thơ sáng tác ngày 5/7/1995 - Được trích từ tập “ Năm ngắn ngày dài” xuất bản năm 2005. - Võ Thị Tần, Hồ Thị Cúc, Trần Thị Hường, Trần Thị Rạng, Hà Thị Xanh, Nguyễn Thị Nhỏ, Võ Thị Hà, Dương Thị Xuân, Nguyễn Thị Xuân, Võ Thị Hợi. 3. Đọc, chú thích: HS đọc. HS đọc chú thích. 3. Bố cục : 4 phần: - Khổ đầu : Nhắc nhở những người đến nghĩa trang nhớ thắp hương cho những liệt sĩ khác. - Khổ thứ 2: Khuyên các em thiếu nhi trồng cây. - Khổ thứ 3: Khuyên các bạn thanh niên cố gắng lao động sản xuất. - Khổ thứ 4: Riêng các cô chỉ ước nơi đây mọc dậy vài cây bồ kết. III. Tìm hiểu bài thơ: - Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng lộc: Gợi lên sự trang trọng, thiêng liêng. Lời thỉnh cầu là lời yêu cầu, là lời cầu xin được nói lên một cách thiết tha, trân trọng. - Lời thỉnh cầu của những người đã khuất nói với những người đang sống( mười cô gái nói lời thỉnh cầu với những đoàn khách đến thăm viếng các cô). 1. Lời nhắc nhở mọi người: - Các cô khiêm tốn tự nhận hương cắm thế đủ rồi và khuyên mọi người đừng quên đồng đội của các cô.( Bao xương máu mới làm nên Đồng Lộc). - So sánh: Như cỏ trong thung, như nắng trên đồi -> Hình ảnh so sánh chan hoà sắc màu xanh tươi, chan hoà ánh nắng; nhịp thơ ngân lên như một câu hát, làm át đi cái không khí và tâm trạng bi thương dễ có nơi này. 2. Lời khuyên các em thiếu nhi. - Thể hiện sự âu yếm, mến thương. - Sử dụng câu cảm thán, câu hỏi tu từ. - > Khen ngợi các em vì tưởng nhớ, thương các chị. - Khuyên các em biến tình thương ấy bằng một việc làm thiết thực, tác dụng lớn lao: trồng cây non. 3. Khuyên các bạn thanh niên: - Xem họ là những người cùng trang lứa( Mãi mãi tuổi hai mươi...Hai mươi bảy năm qua... Dù đã ba lần ...) nói lời tâm sự cảm thông, lời an ủi, lời khuyên. - Câu thơ rắn rõi mà cảm động- xin đừng bi lụy, điều cần nhất cho tình thương lúc này là chăm lo sản xuất. - Thời chiến tranh thiếu thốn, gian khổ: Không có gạo- nắm mì luộc chia nhau. Một chi tiết cảm động ngầm so sánh hiện tại với tương lai. 4. Lời thỉnh cầu nhỏ bé cho riêng mình Mong ước cho riêng mình: Vài cây bồ kết. - Chưa chồng- chưa ngõ lời yêu; bom vùi tóc bết đất- nằm dưới mộ tóc chưa gội được. - Cầu ở nghĩa trang mọc vài cây bồ kết( cách nói theo trí tưởng của nghệ thuật thơ): Các cô tuổi thanh xuân phơi phới lòng yêu đời, vốn yêu cái đẹp, cái thanh sạch, thích trau tria cho mái tóc thanh xuân đẹp đẽ, thơm tho. Chuyện hi sinh chỉ là chuyện thường tình trong chiến tranh. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Bằng hư cấu, tưởng tượng để cho người đã khuất trò chuyện với người còn sống. - Sáng tạo hình tượng nghệ thuật độc đáo. - Hình ảnh, chi tiết, lời thơ xúc động. 2.Nội dung: Mọi chính sách, chế độ đối với người đã hi sinh đều thuộc về chúng ta. Bởi vậy, xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, làm cho nhân dân ấm no, hạnh phúc là cách đền ơn đáp nghĩa thiết thực nhất.. |
Tổng số học sinh | Có hứng thú, thích học | Có hành độngcụ thể |
97 | 84% | 77% |
Tác giả bài viết: Phan Thị Hương
Nguồn tin: Tổ Văn - Sử- Địa - GDCD
Những tin cũ hơn